NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA XE ĐIỆN TẠI NHÀ
Trong quá trình sử dụng, xe điện có thể gặp phải một vài hỏng hóc ảnh hưởng đến công việc. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cách sửa xe điện, phòng tránh trục trặc có thể xảy ra đồng thời giúp xe được bền mới, hiệu quả sử dụng tốt
1. Các lỗi thường gặp trên xe máy điện, xe đạp điện
1.1 Xe điện không lên điện
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xe không lên điện là:
- Aptomat bị nhảy;
- Ổ khóa điện bị chập chờn;
- Cầu chì bị cháy hoặc đứt;
- Giắc cắm và các bộ phận kết nối với nhau bị đứt, tuột;
- Đứt dây của bình ắc quy.
1.2 Xe điện vặn ga không đi được
Lỗi bật khóa điện mà không ga được, xe không đi chủ yếu do các nguyên nhân như sau:
- Tay phanh ngắt điện gặp trục trặc;
- Bình ắc quy hỏng hoặc yếu;
- Hỏng tay ga;
- Chết IC;
- Ổ khóa điện không chắc chắn;
- Động cơ bị cháy, dây động cơ bị chập.
1.3 Xe điện bị chập chờn
Khi đồng hồ xe điện của bạn báo chập chờn lúc lên lúc tắt thì có một số lý do như:
- Ổ khóa bị lỏng;
- Giắc cắm từ bình ắc quy của xe bị lỏng;
- Mối nối đấu bình không chắc chắn.
1.4 Xe điện có hiện tượng kêu ở bánh
Nếu xe điện của mình bị kêu ở bánh, bạn có thể kiểm tra tiếng kêu phát ra ở bánh trước hay sau.
- Kêu ở bánh sau có thể do: Ổ bi bánh sau bị vỡ, hỏng; vành xe bị đảo; phanh gặp vấn đề; xích, líp xe trục trặc; động cơ xe hoạt động không ổn định. Đa phần cần sửa chữa xe điện khi bánh sau kêu có nguyên nhân đến từ phanh và ổ bi.
- Kêu ở bánh trước thường chỉ có 2 nguyên nhân là: Lỗi bát phanh hoặc kẹt bát phanh; ổ bi trước bị lỏng hoặc vỡ.
1.5 Xe bị chập điện
Nếu xe điện bị chập, có khói xì ra bạn cần ngay lập tức ngắt kết nối nguồn với ắc quy xe. Những nguyên nhân chính xe điện bị chập là:
- Thay ắc quy điện sai cách;
- Xe bị ngập nước thời gian dài;
- Đường dây điện bị hoạt động quá tải;
- Không bảo dưỡng xe điện thường xuyên, các linh kiện cũ hỏng.
1.6 Xe điện bị giật giật khi di chuyển
Xe điện bị giật giật trong quá trình sử dụng do các nguyên nhân như sau:
- IC chập chờn, lỗi;
- Ắc quy bị yếu, chai;
- Mắt động cơ bị hỏng;
- Xe bị bó phanh;
- Lỗi chống trộm hoặc quên không mở khóa chống trộm;
- Động cơ bị ẩm lâu ngày dẫn đến hoen gỉ.
1.7 Xe nhanh hết điện
Trong trường hợp xe nhanh hết điện thì nguyên nhân chủ yếu là do pin hoặc ắc quy, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Kẹt phanh bó bánh nhẹ nhưng vẫn dùng để đi;
- Động cơ bị nước vào nhiều nhưng không biết mà vẫn sử dụng.
Xe điện có thể gặp nhiều trục trặc trong quá trình sử dụng với những nguyên nhân khác nhau. Nếu không nắm chắc cách xử lý, tốt nhất bạn nên mang xe đến các đơn vị chuyên bảo dưỡng, sửa chữa xe máy điện để được hỗ trợ hiệu quả nhất.
2. Tổng hợp 4 bước sửa xe điện nhanh chóng
Nếu bạn muốn tự sửa xe điện khi gặp những trục trặc có thể áp dụng quy trình như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ sửa xe điện
Trước khi thực hiện sửa xe điện ở nhà, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản. Những vật dụng cần thiết bao gồm: Tua vít, búa, đèn pin, khóa vặn, cờ lê, dụng cụ bơm lốp,... Ngoài ra, bạn cũng có thể cần thêm một số vật liệu phụ như dầu mỡ, lốp xe dự phòng, dây cáp điện.
- Bước 2: Kiểm tra trục trặc và xác định nguyên nhân
Trước khi bắt đầu thực hiện sửa xe điện, bạn hãy kiểm tra kỹ để xác định nguyên nhân gây ra trục trặc. Nếu xe điện không hoạt động ổn định, hãy tiến hành kiểm tra pin trước, bảo đảm pin hoạt động ổn định và đã được nạp điện đầy đủ.
Kiểm tra từng phần của xe như hệ thống phanh, hệ thống điện, ắc quy và lốp xe. Xem xét sự cố hỏng hóc ở vị trí nào và tìm ra nguyên nhân. Những bộ phận cần thực hiện kiểm tra bao gồm hệ thống đèn, lốp xe, pin xe, phanh.
- Bước 3: Sửa chữa và thay mới các bộ phận hỏng
Dựa trên nguyên nhân gây ra sự cố, bạn thực hiện các thao tác sửa xe điện tương ứng. Nếu có bất cứ bộ phận nào hỏng, hãy thay mới chúng bảo đảm tương thích. Nếu có vấn đề ở đèn hoặc tín hiệu, bạn hãy kiểm tra bóng đèn xem chúng có bị mờ hay hỏng không, thực hiện thay mới nếu cần.
- Bước 4: Kiểm tra lại xe điện
Sau khi hoàn thành các bước sửa xe điện, bạn hãy kiểm tra lại một lượt các bộ phận bảo đảm chúng hoạt động hiệu quả. Sau đó, kiểm tra tiếp khả năng vận hành của xe, hãy đi xe một đoạn ngắn xem đã ổn chưa, có phát sinh vấn đề gì không.
3. Những lưu ý khi sửa xe điện cần nắm
- Một số lưu ý khi sửa xe điện bạn nên nắm được là:
- Bảo dưỡng định kỳ: Để tránh gặp phải những sự cố không may trong quá trình sử dụng, bạn hãy bảo dưỡng xe điện định kỳ. Kiểm tra hệ thống phanh, ắc quy, lốp xe và những bộ phận khác để bảo đảm xe hoạt động ổn định. Bảo dưỡng thường xuyên cũng giúp chủ xe phát hiện được các vấn đề tiềm ẩn và tránh gặp phải sự cố lớn.
- Lái xe an toàn: Lái xe an toàn là điều đặc biệt quan trọng để bảo đảm xe điện của bạn hoạt động tốt, không bị trầy xước. Hãy tuân thủ đúng luật giao thông điều khiển xe cẩn thận và lưu ý đến môi trường xung quanh.
- Trang bị kiến thức sửa chữa cơ bản: Việc học cách sửa xe điện cơ bản sẽ giúp bạn chủ động sửa chữa vấn đề nhỏ trong quá trình sử dụng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả mà còn nâng cao kiến thức về xe điện của bạn.
- Cẩn thận với điện: Lưu ý tuân thủ các quy tắc an toàn trong quá trình sửa xe điện, không tự ý can thiệp vào các hệ thống phức tạp. Nên liên hệ các đơn vị gần nhất để được hỗ trợ nếu gặp các vấn đề nghiêm trọng.
- Tìm hiểu các đơn vị sửa xe điện uy tín: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị sửa xe điện, trong đó tồn tại không ít những cái tên kém chất lượng. Việc sửa xe điện tại những cơ sở kém uy tín sẽ khiến bạn đối mặt với nhiều ảnh hưởng xấu như khắc phục không hết lỗi, phải thay sửa nhiều lần; xe sử dụng không hiệu quả, kém êm ái; bị thay linh kiện; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao,... Do đó, bạn cần lưu ý tìm đến những cơ sở sửa xe máy điện, xe đạp điện uy tín, được nhiều người đánh giá cao, giá thành niêm yết đầy đủ, làm việc chuyên nghiệp.
Bài viết khác
- Học nghề sửa xe máy thì mất bao lâu và bao nhiêu?
- CÔNG NGHỆ XYLANH DIASIL CỦA YAMAHA
- BẢO DƯỠNG XE MÁY MÙA NẮNG NÓNG
- Những nguyên nhân gây mất khách hàng và giải pháp
- Học nghề sửa xe máy - Cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng cho cuộc đời
- CÁC HƯ HỎNG CỦA BƠM XĂNG XE MÁY
- KIỂM TRA BUGI XE MÁY
- TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG VÀ CÁCH KIỂM TRA TỤ ĐIỆN
- CÔNG DỤNG VÀ CÁCH KIỂM TRA TRANSISTOR
- Xu hướng phát triển của nghề xe máy ở Việt Nam