MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯỚC KẸP VÀ PANME

26-09-2023   335 views  

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯỚC KẸP VÀ PANME

1. Cách đọc kết quả trên thước cặp loại cơ và điện tử.

    - Thước cặp là dụng cụ đo lường có thể được sử dụng để đo khoảng cách bên trong, bên ngoài và đo độ sâu (tùy loại thước) độ chính xác dao động từ (±0.02 mm đến ± 0.15 mm)

    - Thước cặp có 2 loại: Thước cặp điện tử và thước cặp cơ khí. Thay vì phải dùng kính lúp đọc vạch chia trên du xích của thước cặp rồi tính toán ra kết quả, để nhanh gọn lẹ và đỡ tốn nhiều thời gian thì ta chỉ cần mua loại thước cặp điện tử cho ra kết quả nhanh chóng, đỡ tốn nhiều thao tác như trên và giá thành cũng cao hơn loại thước cặp cơ.

    - Cấu tạo thước kẹp:

      

Hình 1: Cấu tạo thước kẹp

     - Hướng dẫn sử dụng thước:

Hình 2: Ví dụ 1 thước kẹp

Hình 2 Có 2 chỗ cần chú ý trên thước cơ như mũi tên.

   + Thứ 1 là vạch chia 0.02 mm. Còn những vạch chia khác như 0.1 mm, 0.05 mm. Hoặc đơn vị là inch (vạch chia ở đây là khả năng đọc của thước)

   + Thứ 2: vạch trên thước chính và vạch trên du xích.

     * Vạch trên du xích: Ta để ý vạch trên du xích hay thước phụ có 50 vạch, trải dài từ 0 1 2… đến 9 0. Mỗi vạch trên thước tương ứng với 0.02 mm. 50 vạch x 0.02 = 1 mm. 50 vạch trên du xích tương ứng với 1 mm trên thước chính.

     * Vạch trên thước chính: Ở hình trên ta thấy vạch 0 trên du xích đã gần ngay giữa 2 vạch 37 mm và 38 mm. Nếu nhìn sơ sơ chưa tính kết quả đo chính xác thì kết quả gần 37.50. Giờ ta tính kết quả cụ thể như sau: Ta dùng kính lúp xem vạch nào trùng nhất ngay thẳng nhất 1 đường thẳng từ vạch trên thước chính xuống thước phụ thì vạch đó là số lẻ phía sau số nguyên của thước chính. Hình trên vạch trùng nhất là vạch 23 trên du xích

Ta có: 37+(23*0.02)= 37.46 mm

Hình 3: Ví dụ 2 thước kẹp

   + Ở hình 2 do vạch số 0 trên du xích đã qua vạch 8 mm trên thước chính và vạch số 4 trên du xích là trùng nhất thì kết quả đo như sau:

Ta có: 8+(4*0.02)=8.08 mm

     - Với thước kẹp điện tử thì kết quả đo đã hiển thị lên trên màn hình điện tử của thước.

2. Cách đọc kết quả trên panme.

     - Có nhiều loại Panme đo khác nhau. Panme đo trong, panme đo ngoài, panme đo bánh răng, panme đo mép lon… Phạm vi đo của Panme cũng rất là đa dạng từ (0-1000) mm và sai số dao động từ (±1 µm đến ±16 µm) Cũng như thước cặp, panme cũng có 2 loại: loại panme điện tử và panme đo cơ.

Hình 4: Các loại panme.

     - Cấu tạo của Panme: 

Hình 5: Cấu tạo Panme

     - Hướng dẫn sử dụng thước:

Hình 6: Ví dụ 1 Panme

Ta nhìn kỹ chỗ A và B

   + Thứ 1: trục chính là số nguyên có đơn vị mm. Giữa 2 vạch trên trục chính là 1 mm, còn vạch giữa ở dưới trục chính là 0.5  mm.

   + Thứ 2: Vạch trên thước phụ là 50 vạch từ 0 đến 50. Mỗi vạch tương ứng với 0.01 mm. Nếu ta quay 1 vòng sẽ được 0.50 mm và 2 vòng là 1 mm (nhớ 2 vòng được 1 mm nhé).

Từ 2 thứ trên ta đọc kết quả như sau: Thước chính đã qua vạch 55 mm Thước phụ ở vạch thứ 45 và đã qua vạch A: 0.45 + 0.5 =0.95 mm

Kết quả:  55+0.95=55.95 mm


Hình 7: Các ví dụ khác về Panme

Kết nối