MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

PHUỘT NHÚN XE MÁY LÀ GÌ? CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP

04-03-2022   1024 views  

PHUỘT NHÚN XE MÁY LÀ GÌ? CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP

Các loại phuột nhún trên xe máy hiện nay đều có tính năng giảm xóc và giảm rung, giúp người lái xe có thể duy chuyển dễ dàng qua các ổ gà hay các đoạn đường xấu. Ngoài ra, phuột xe còn có chức năng hỗ trợ an toàn khi vào khúc cua hoặc giảm tốc.

Phuột xe máy là bộ phận kết nối giữa càng trước xe và bánh trước giúp hạn chế tối đa sự rung xóc của phần cổ xe khi duy chuyển trên những đoạn đường xấu. Nhờ các bộ phận này mà phần tay lái dễ điều khiển hơn, giảm thiểu tình trạng tê, mỏi tay và vai khi lái xe đường dài. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động, những hư hỏng thường gặp của bộ phận này.

1. Phuột nhún xe máy là gì?

Phuột nhún xe máy hay còn gọi là phuột hơi, giảm xóc xe máy. Đây là bộ phận có chức năng gia tăng khả năng bám đường, giảm xóc và giảm rung chấn khi đi qua những đoạn đường xấu.

2. Cấu tạo phuột xe máy

Tùy thuộc vào mỗi loại phuột của từng hãng mà các bộ phận của phuột sẽ có cấu tạo khác nhau. Nhưng cơ bản, phuột nhún gồm các bộ phận chính sau:

+ Lò xo phuột

+ Ty phuột

+ Cao su bảo vệ ty phuột

+ Ống phuột

+ Dầu giảm chấn

3. Phân loại phuột xe máy

Phuột xe máy được chia thành một số loại như sau:

+ Phuột lồng: Đây là một trong những bộ phận được sử dụng phổ biến hiện nay với ưu điểm là dễ lắp ráp, nhẹ, dễ căn chỉnh theo mục địch sử dụng. Nhưng nếu có va chạm mạnh thì lực nén lớn, ty sẽ dễ bị cong và dẫn đến tình trạng dầu thủy lực bên trong ống phuột chảy.

+ Phuộc giò gà: Đây là loại phuột có chảng ba liên kết với bánh xe trước qua một khớp xoay và thanh nối. Ngoài ra một đầu trên chảng ba có chốt để gắn bộ phuột nhún và đầu còn lại gắn vào bánh xe trước.

+ Phuột nhíp: Sử dụng hệ thống nhún đàn hồi, lá nhíp sắt  với ưu điểm là độ bền cao, giá rẻ, dễ thay thế và sửa chữa. Tuy nhiên, nhược điểm của phuột nhíp là hoạt động kém hiệu quả khi xe duy chuyển qua những đoạn đường xấu.

+ Phuột lò xo: Là loại phuột có hệ nhún như ống ty và lò xo được đặt trong vỏ phuột. Ưu điểm là hiệu quả cao, giá rẻ và dễ nhận biết hư hỏng. Nhược điểm là mất ổn định khi đi vào đường dốc và có độ bền kém.

+ Phuột tay đòn xa: Bộ giảm xóc tay đòn xa được thiết kế tinh tế gắn liền với sườn xe và hệ thống nhún đặt trên cánh tay đòn nhằm hạn chế dằn sóc tối đa cho người lái. Ưu điểm của loại phuột này là hạn chế tình trạng trượt bánh xe khi gặp đường xóc hoặc phanh gấp. Nhược điểm là làm cho người lái khó cảm nhận được độ nhún của bánh trước.

+ Phuột tay đòn đôi: Phuột này được thiết kế bộ giảm xóc gắn với càng trước xe bởi 2 tay đòn. Ngoài ra, có một khớp bản lề giữa 2 tay đòn giúp nối càng xe với phần trục cổ xe. Ưu điểm của bộ giảm xóc này là tạo cảm giác êm ái cho người lái.

+ Phuột hành trình ngược: Hệ thống phuột hơi xe máy loại này thiết kế phần trụ nằm phía trên, siết chặt vào chảng ba với ống phuột cố định vào lốp trước. Ưu điểm của loại phuột nhún này là bền bỉ, êm ái và giảm tải cho bộ giảm xóc. Nhược điểm là dễ bị rò rỉ dầu thủy lực và dễ vỡ ống chứa dầu trong ống ra ron

4. Nguyên lý hoạt động

Khi xe máy đi qua ổ gà hay gờ mép vật cản sẽ gặp phản lực từ mặt đường tạo ra một lực tác động lên bộ phận piston được gắn cố định ở bánh xe trước. Lúc này, ma sát từ dầu giảm chấn và không khí đã tạo ra áp suất bên trong ty phuộc kín. Tiếp sau đó, áp suất này bị thay đổi do piston vận hành đẩy dầu lên phía trên.

Sau khi xung lực qua đi, lò xo bên trong ty phuộc nhún đàn hồi và đẩy ty trở lại trạng thái ban đầu khi xe đi trên đoạn đường thẳng. Lúc này, phần ty phuộc được gắn với đầu xe là bộ phận chuyển động. Trong đó, một bộ phuộc hơi xe máy chất lượng thường đạt các tiêu chí như hạn chế cảm giác xóc khi điều khiển xe, hấp thu tốt xung lực tức thời hoặc liên tục, phuộc xe có đàn hồi tốt.

Trong trường hợp phanh gấp ở tốc độ dưới 70km/h, lực ma sát của bố thắng, vỏ xe tiếp xúc với mặt đường làm phân tán lực quán tính không bị dồn vào bánh trước. Phuộc trước hoạt động hiệu quả giúp bánh ít bị trượt hoặc nếu có cũng không làm xe bị mất lái.

5. Các lỗi thường gặp và hướng xử lý

Do bộ phận phuộc hơi xe máy hoạt động thường xuyên và được cấu tạo bởi nhiều bộ phận gắn kết với nhau nên thường mắc phải nhiều lỗi như:

Phuộc cứng, đàn hồi kém

Khi chuyển động lên, xuống ở tần suất thấp, phuộc hơi xe máy đàn hồi kém vẫn hoạt động nhưng phản ứng chậm với lực tác động. Khi hoạt động ở tần suất lớn hơn, phuộc bị mất khả năng đàn hồi, tạo độ xóc lớn cho xe. Đặc biệt, khi qua những đoạn đường xấu thì phản lực từ mặt đường tác động lên tay lái khiến người điều khiển khó kiểm soát và dễ gây tai nạn.

Nguyên nhân chính dẫn đến phuộc xe bị cứng kém đàn hồi là do thường bị va chạm khi tham gia giao thông làm cho ty phuộc bị cong, phớt cao su trên vỏ phuộc bị hỏng. Điều này làm mất khả năng ngăn vật lạ, bụi bẩn vào bên trong ty phuộc làm cho bộ phận giảm xóc ngày càng xuống cấp. 

Ngoài ra khi chạy xe tốc độ cao trên đoạn đường không bằng phẳng sẽ làm cho piston đẩy lò xò tạo áp lực nén mạnh. Nếu quá trình này lặp lại nhiều lần sẽ khiến ty phuộc giảm tuổi thọ và nhanh hư hỏng. 

Dầu thủy lực tràn ra ngoài vỏ phuộc

Phớt cao su có kích thước vừa khít với ty giảm xóc, có tác dụng ngăn bụi bẩn, nước hoặc các vật thể khác vào trong vỏ phuộc. Nếu phớt hỏng, thì tạp chất sẽ lẫn vào dầu hoặc bám vào vỏ phuộc. Lúc này, quá trình chuyển động của ty phuộc sẽ tạo ra vết xước trên phớt ngăn dầu và trên ty phuộc, làm dầu chảy ra ngoài vỏ phuộc. 

Phuộc có tiếng kêu

Khi có một tác động quá lớn làm cho cấu trúc ban đầu của các bộ phận lệch thẳng, bởi vì phuộc trước xe máy kết nối với các bộ phận theo phương thẳng. 

Ngoài ra phuộc có tiếng kêu còn có khả năng là do phớt cao su trên vỏ phuộc bị hỏng. Khi đó, tạp chất có thể bị lẫn vào khiến cho ty và vỏ phuộc hoặc piston với phần bên trong ty phuộc ma sát với nhau tạo ra tiếng kêu khi xe di chuyển.

Lệch tay lái

Khi một trong các bộ phận như ty, piston, vỏ phuộc bị gãy hay biến dạng có thể dẫn đến tình trạng lệch tay lái, khiến cho người điều khiển gặp khó khăn. Ngoài ra người lái xe cũng nên chú ý đến các khớp nối giữa phuộc với bánh xe hay tay lái khi cảm thấy xe khó giữ thăng bằng.

Qua bài viết hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về phuột xe máy, giúp các bạn bảo dưỡng phuột tót nhất.

 

Kết nối